Hệ thống tim mạch và tuần hoàn chịu nhiều thay đổi sâu sắc khi người mẹ mang thai, chuyển dạ và sau đẻ. Người bình thường có khả năng thích nghi với thay đổi nhưng người bệnh tim khó có khả năng thích nghi.
1. Ảnh hưởng của thai nghén lên hệ tim mạch của mẹ
1.1 Hệ tiểu tuần hoàn
XQ phổi: 2 rốn phổi đậm, bh ứ đọng ở tiểu tuần hoàn
Thông khí phổi tăng: thở nhanh, PCO2 trg máu mẹ giảm từ 40 -> 32mmHg
Thông khí tối đa (thở nông) giảm, dẫn tới giảm thích nghi với gắng sức. TC có thai đẩy cơ hoành lên cao gây chèn ép phổi -> diện thông khí giảm
Giảm khả năng trao đổi khí oxy -> nhiễm toan chuyển hóa
1.2 Hệ đại tuần hoàn và tim mạch
Tăng diện tích tuần hoàn: do thai, bánh rau, TC, vú của thai phụ phát triển theo tuổi thai -> tăng diện tích tưới máu của tim và tuần hoàn
Khối lượng máu tuần hoàn tăng 40%
Tăng nhanh từ tháng 4,5,6 và duy trì ở mức cao đó cho đến sau đẻ rồi giảm dần trở lại như mức trước khi có thai
Sự tăng này chủ yếu là huyết tương, HC chỉ tăng 20%, Hematocrit giảm 30-25%, độ quánh của máu giảm -> ứ nước sinh lý trg cơ thể
Tăng nhịp tim: nhanh hơn 10 nhịp/ph so với trước khi có thai
Lưu lượng tim tăng khi có thai: Lưu lượng tim tăng do nhu cầu tiêu thụ oxy cho mẹ (vú, TC), cho thai, cho phần phụ của thai, khối lg máu tăng nên lưu lượng máu tăng theo
Trước khi có thai khoảng 4,5 lần/ph
Khi có thai tháng 3-4 tăng lên 5,5 lần/ph
Khi có thai tháng 5-7 tăng lên 6,0 lần/ph
Khi có thai tháng 8-9 tăng lên 5,5 lần/ph
Sau đẻ lưu lượng tim trở lại bình thường
HA động mạch ko tăng nhưng áp lực TM trung tâm tăng nên phù 2 chân
Tư thế tim
Tim từ đứng chuyển thành nằm ngang do cơ hoành bị TC đẩy lên cao
Các mạch máu lớn từ tim đi ra bị gập nhẹ (hẹp nhẹ), buộc hệ TM phải làm việc trg đk khó khăn hơn. Lực hđ của tim lớn hơn để bơm máu vào tuần hoàn đi nuôi cơ thể
Vận tốc tuần hoàn tăng
Bình thường, vận tốc tuần hoàn là 14s
Trg 3 tháng đầu thai kỳ: vận tốc tuần hoàn 12,4s
Trg 3 tháng cuối thai kỳ: vận tốc tuần hoàn 10,2s
Tốc độ tuần hoàn tăng do hình thành dần các shunt nối thông động-TM ở hồ huyết, TC và sức cản ngoại biên giảm nên HA ĐM ko thay đổi nhiều
Công của cơ tim
Tính theo công thức A (công cơ học của tim) = HAĐM tb lưu lượng tim
Khi có thai, lưu lượng tim tăng lên nên công cơ học của tim tăng lên khoảng 50%
Các biến động tim sản trên chỉ thích nghi ở PN khỏe bth.
Còn thai phụ bị bệnh tim, tim bệnh ko thể đương đầu với những biến đổi trên nên thai nghén là 1 gánh nặng đối với tim bệnh. Tim bệnh dễ bị suy trg quá trình phát triển của thai dẫn đến suy tim, ứ huyết ở phổi, gan và có thể gây suy tim cấp, phù phổi cấp, loạn nhịp tim.
2. Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén
Thai nhi cần dinh dưỡng và oxy cho quá trình hình thành và phát triển. ở người mẹ bệnh tim, do sự đáp ứng về oxy và dinh dưỡng kém nên tùy theo mức độ và thời điểm mẹ bị thiếu oxy mà có những ảnh hưởng khác nhau lên thai nghén
Thai chết lưu
Thai kém phát triển trong TC, thai suy dinh dưỡng
Suy thai mạn tính và dẫn đến suy thai cấp trong CD
Có thể bị dị tật, chủ yếu là các dị dạng hình thái
Dọa sảy thai, sảy thai
Dọa đẻ non, đẻ non
3. Chẩn đoán
3.1 Lâm sàng
TS bị bệnh tim, nay có thai, xuất hiện
a. Cơ năng
Khó thở, đặc biệt từ tháng thứ 5 trở đi, mức độ tăng dần
Tức ngực
Nặng chân
b. Thực thể
Tím môi, đầu chi
Nghe tim: Nhịp nhanh or loạn nhịp, Tiếng tim bệnh lý
Gan có thể to or mấp mé bờ sườn, TM cổ nổi, phản hồi gan-TM cổ (+)
3.2 CLS
XQ ngực: Tim bè ra, diện tim to, cơ hoành bị đẩy lên cao, ứ máu ở phổi
Điện tim: có sóng Q ở D3 và aVF sâu, có thể LNHT
SÂ tim: tổn thương cơ tim, van tim
4. Xử trí trong thời kỳ thai nghén
4.1 Nội khoa
Mục đích: Dự phòng và điều trị tai biến có thể xảy ra
Theo dõi sát toàn trạng BN hàng tuần để phát hiện tai biến và xử trí kịp thời
Khám thai đều đặn
Khám tim: đánh giá ch/năng tim, tổn thương van tim, cơ tim...
Đtrị tất cả các bệnh tim mà có suy tim trg quá trình có thai
Nghỉ ngơi, ăn nhạt, theo dõi sát lg nước tiểu, LS... theo hướng dẫn của thầy thuốc. 3 tháng đầu ăn ít muối, 3 tháng sau kiêng muối
Chế độ đtrị
Trợ tim
Mạch nhanh đều or loạn nhịp: Digoxin 10mg 1-2 v/j, duy trì M 80-90l/ph
Mạch chậm < 80l/ph: Uabain 1/4mg 1ống (dd G 5% 10ml) tiêm TMC, 2 ống/j
Lợi tiểu: Furosemid kèm KCl
Lasix 20mg 1-4 ống/j tùy mức độ suy tim
Kalium 4-6 g/j
An thần: Seduxen 5mg, 1 viên/tối
KS B-Lactam phòng NK
Phòng huyết khối: dùng khi còn thai Heparin or Sintrom
Nâng cao thể trạng: vitamin, Zn, Mg, acid folic
4.2 Sản khoa
Phương châm: Bảo vệ mẹ là chính, có chiếu cố đến con theo nguyên tắc dựa vào tình trạng suy tim của sản phụ
a. Thai phụ chưa suy tim
Con rạ
Đình chỉ thai nghén ở bất kỳ tuổi thai nào
Nếu phát hiện muộn, thai gần đủ tháng mà tình trạng mẹ cho phép thì có thể giữ thai đến đủ tháng, nhưng phải đc theo dõi tại BV, rồi tìm biện pháp thích hợp để kết thúc thai nghén (mổ, Forceps)
Con so
Có thể giữ thai nhưng cần theo dõi và chăm sóc của BS chuyên khoa sản và tim mạch
Nằm viện theo dõi 1 tháng trước khi đẻ
b. Thai phụ đã suy tim
Con rạ
Đình chỉ thai nghén ở bất kỳ tuổi thai nào bằng pp an toàn và triệt để nhất
Nếu phát hiện muộn, thai gần đủ tháng, tình trạng mẹ cho phép, có thể đtrị tích cực thêm 1 thời gian, đến khi thai đủ tháng -> ĐCTN
Con so: Cần cân nhắc kỹ
Suy tim độ I, II
Thai nhi < 6 tháng: ĐCTN để bảo vệ mẹ
Thai nhi > 6 tháng: đtrị tích cực -> nếu đáp ứng với đtrị có thể giữ thai đến đủ tháng, -> nếu ko đáp ứng đtrị thì ĐCTN
Suy tim độ III, IV
ĐCTN ở bất kỳ tuổi thai nào tuy nhiên cần lựa chọn thời điểm và pp thích hợp sau khi đã đtrị suy tim cho thể trạng tốt hơn
c. Các biện pháp ĐCTN
Lựa chọn BP phụ thuộc vào
Tình trạng BN, bệnh tim trước đó
Tuổi thai, tình trạng thai
Các biện pháp
Hút thai và triệt sản
Nạo phá thai và triệt sản
Mổ cắt TC cả khối
Mổ lấy thai và cắt TC bán phần
Lưu ý khi tiến hành biện pháp ĐCTN
Phòng ngừng tim đột ngột
Thời điểm: khi chạm vào CTC để cập or nong CTC, dễ gây kích thích -> pxạ ngừng tim đột ngột
Phòng: tiền mê or gây mê trước khi làm thủ thuật tốt
Phòng ngừa huyết khối
Thời điểm: trong và sau khi làm thủ thuật
Phòng: dùng thuốc chống đông
Liệu pháp Heparin
Trước thủ thuật 2j: Heparin 5000 – 10.000 UI/j, tiêm dưới da, chia 2 lần cách nhau 12h
Nghỉ 1 ngày trước khi tiến hành thủ thuật
Sau thủ thuật 24h: Heparin 5000 – 10.000 UI/j 2j
Theo dõi: Dh chảy máu trên LS, APTT, MC-MĐ hàng ngày
Nếu chảy máu, APTT kéo dài -> ngừng ngay Heparin, dùng đối kháng Protamin sulfat 5%, tiêm TMC
Liệu pháp Sintrom 4mg
Theo dõi dh chảy máu trên LS, tỷ lệ prothrombin
Nếu chảy máu, prothrombin thấp < 25% -> ngừng thuốc và tiêm TM vitamin K
Phòng NK: vệ sinh, KS....
Hồi sức: chú ý lg dịch truyền và lượng nước tiểu ra
4.3 Ngoại khoa
Tuổi thai < 7ms tuổi mà mẹ bị bệnh tim, có khả năng mổ tim đtrị bệnh cho mẹ
Nguy cơ sau mổ cho thai phụ cũng tương đương với mổ tim ở ngoài thời kỳ thai nghén
Sau mổ tim, các biến cố tim sản giảm so với nhóm ko điều trị ngoại khoa
(Bệnh học SPK)
1 thg 8, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA WEBSITE
1.Viết bằng chữ Tiếng Việt KHÔNG có dấu
2.Viết những lời thô tục đả kích
3.Có nội dung phản động
*LƯU Ý:Các nhận xét vi phạm sẽ bị xoá
Xin chân thành cảm ơn các ý kiến nhận xét quý báu của Đọc giả