1. Đường mổ vào trán 1 bên
1.1. Chỉ định
- Máu tụ, vỡ lún xương, vết thương hở vùng trán
1.2. Các cấu trúc giải phẫu chính: Cơ thái dương, động tĩnh mạch thái dương nông, thần kinh mặt, xương thái dương, cánh lớn xương bướm, động mạch màng não giữa, màng cứng, xương trán, cung mày
1.3. Tư thế và đường rạch da
Bệnh nhân nắm ngửa, đầu hơi cao, xoay về bên đối diện 10°- 25° và được cố định chắc chắn. Đường rạch da theo đường chân tóc trán như hình vẽ bắt đầu từ cùng zygoma đến qua đường giữa 1-2 cm
Hình 1: Đường vào trán 1 bên
1.4. Mở sọ
Sau khi tách và kéo cân Galea và tách màng xương. Khoan 4 lỗ như hình vẽ, tùy thương tổn có thể khoan 2 lỗ sang bên đối diện nếu cần mở qua đường giữa
Hình 2. Mở xương trán 1 bên
2. Đường mổ vào trán 2 bên
2.1. Chỉ định
- Tổn thương ngoài và dưới màng cứng ở trán nền
- Tổn thương nền sọ tầng trước
2.2. Các cấu trúc giải phẫu chính: Động tĩnh mạch thái dương nông; cân cơ thái dương; nhánh trên mắt của dây V; xương trán; xoang trán ; khớp trán đỉnh; động mạch màng não giữa; liềm não; màng cứng; xoang tĩnh mạch dọc trên; nhánh trán của động mạch não trước; mào gà; xoang sàng; xương bướm
2.3. Tư thế và đường rạch
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi cao và được cố định chắc vào bàn. Tùy theo vị trí thương tổn ở sâu hay nông mà bệnh nhân có thể hơi nghiêng
Rạch da hình chữ U theo đường chân tóc
2.4. Mở sọ
Các lỗ khoan được thực hiện theo hình vẽ, màng cứng ở vùng xoang tĩnh mạch dọc phải được tách khỏi xương trước khi cắt xương để tránh thương tổn xoang
Hình 4. Mở sọ trán 2 bên
3. Đường vào hố thái dương nền
3.1. Chỉ định
Thương tổn vùng thái dương
3.2. Giải phẫu liên quan: Động tĩnh mạch thái dương nông, cân cơ thái dương, xương gò má, nhánh thần kinh mặt, động mạch màng não giữa, màng cứng, động mạch não giữa, xương bướm
Hình 5. Đường vào hố thái dương
Bệnh nhân nằm ngửa, độn vai cùng bên. Đầu bệnh nhân xoay về bên đối diện và được cố định chắc và hơi ưỡn sao cho xương gò má phải ở vị trí cao nhất trong phẫu trường. Trong khi đặt tư thế phải lưu ý không để cổ quá ưỡn tránh co thắt mạch máu ở cổ
Đường rạch thẳng hay hình chữ S, bắt đầu từ cung gò má như hình 5
3.4. Mở sọ
Khoan sọ 4 lỗ, sao cho 2 lỗ phía dưới càng sát nền sọ càng tốt để dễ kiểm soát chảy máu khi cần thiết (Hình 6)
Hình 6. Mở xương vào thái dương
4. Đường vào vùng chẩm
4.1. Chỉ định
- Thương tổn vùng chẩm: Máu tụ, VTSN..
4.2. Giải phẫu liên quan: Ụ chẩm ngoài, động mạch chẩm, cân galea, cơ thái dương đỉnh, khớp đỉnh chẩm, động mạch não giữa, màng cứng, xoang tĩnh mạch ngang và xoang dọc
4.3. Tư thế và đường rạch da
Bệnh nhân nằm xấp, đầu được cố định chắc, xoay nhẹ sao cho trung tâm phẫu trường ở vị trí cao nhất
Đường rạch da như hình vẽ Hai mốc giải phẫu để dựa vào khi giới hạn đường rạch là khớp đỉnh chẩm và ụ chẩm ngoài
Hình 7. Đường rạch da vùng chẩm
4.4. Mở sọ
4 lỗ khoan trong đó có 2 lỗ sát xoang tĩnh mạch ngang (1 lỗ cách xoang tĩnh mạch dọc 2cm) như hình 8
Hình 8. Mở xương vào chẩm
5. Đường vào giữa đỉnh
5.1. Chỉ định
- Vết thương xoang tĩnh mạch dọc trên
- Vỡ lún xương qua xoang
- Máu tụ NMC qua đường giữa
5.2. Giải phẫu liên quan: Cân Galea, động mạch màng não giữa,
5.3. Tư thế và đường rạch
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao 20° có thể hơi xoay về bên đối diện 20° và độn nhẹ vai cùng bên
Đường rạch da và mở sọ như hình 9
Hình 9. Đường rạch da và mở sọ vùng đỉnh
ThS.Bs Nguyễn Vũ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
NHẬN XÉT VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA WEBSITE
1.Viết bằng chữ Tiếng Việt KHÔNG có dấu
2.Viết những lời thô tục đả kích
3.Có nội dung phản động
*LƯU Ý:Các nhận xét vi phạm sẽ bị xoá
Xin chân thành cảm ơn các ý kiến nhận xét quý báu của Đọc giả